BÀI THUỐC TIỂU SÀI HỒ THANG

BÀI THUỐC TIỂU SÀI HỒ THANG

tiểu sài hồ thang

TIỂU SÀI HỒ THANG

(Thương hàn luận)

Cấu tạo bài thuốc:

  1. Sài hồ 24g
  2. Hoàng cầm 9g
  3. Nhân sâm (Đẳng sâm) 9g
  4. Bán hạ chế 9g
  5. Sinh khương 9g
  6. Đại táo 12 quả
  7. Chích thảo 6g

Cách dùng:

Sắc lấy 2 lần nước, chia 2 lần uống lúc thuốc còn ấm.

Công dụng:

Hòa giải thiếu dương.

Chủ trị:

  • Chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương.
  • Sốt rét.
  • Phụ nữ sau sinh, khi hành kinh bị cảm mạo phong tà, thương hàn nhiệt tà xâm phạm vào huyết thất.
  • Tất cả những bệnh gì mà có chứng trạng biểu hiện của thiếu dương mà không phải do hàn tà vẫn dùng được.

Phân tích:

  1. Sài hồ: Tân lương, tính thăng có tác dụng làm tà ở kinh thiếu dương thấu ra ngoài là quân.
  2. Hoàng cầm: Khổ hàn sơ tiết uất nhiệt ở kinh Thiếu dương ra ngoài là thần.
  3. Nhân sâm, Chích thảo, Đại táo, Sinh khương: Ích khí điều trung, sinh tân dịch, hòa dinh vệ để trợ tác dụng khử tà không cho tà khí đi vào sâu.
  4. Sinh khương, Bán hạ chế: Chữa nôn mửa, không muốn ăn. Các vị thuốc này là tá.
  5. Chích thảo: Là sứ, giữ vai trò điều hòa:
  6. Giữa Sài hồ (sơ tiết hàn tà ở bán biểu) và Hoàng cầm (thanh nhiệt ở bán lý).
  7. Giữa các vị thuốc mang tính điều hòa dinh vệ: Sinh khương và Đại táo.
  8. Giữa khả năng phù chính (Nhân sâm, Chích thảo, Đại táo) và khu tà (Sài hồ và Hoàng cầm).
    Tóm lại, lập pháp của bài này chủ yếu để hòa giải thiếu dương. Những bài thuốc của đời sau thường tuân theo phép này mà gia giảm biến hoá. Vì thế, bài Tiểu Sài Hồ thang thường được sắp lên đầu các bài thuốc hòa giải.
    Tiểu Sài Hồ là bài thuốc hòa giải, nói chung sau khi uống thuốc không có ra mồ hôi mà bệnh khỏi, nhưng cũng có sau khi uống thuốc ra một ít mồ hôi mà bệnh khỏi. Đó không phải Sài hồ ra mồ hôi mà là do thượng tiêu thông lợi được, tân dịch thấm xuống được, nhân đó mà vị khí được điều hòa. Cho nên Tiểu sài hồ đúng là thuốc hòa giải, không được xem là thuốc phát hãn.